Latest Videos
Biểu tình ở TQ và Nhật Bản về các đảo
Các cuộc biểu tình đã được tổ chức tại Trung Quốc và Nhật Bản về các hòn đảo trong vùng biển Đông Trung Hoa mà hai nước đang tranh chấp chủ quyền.Tại Tokyo, người biểu tình đã trao một bức thư cho đại sứ quán Trung Quốc để phản đối nước này đòi chủ quyền trên các đảo đó.
Ngược lại, tại Trung Quốc, người dân đã hô ta các khẩu hiệu bài Nhật tại ba thành phố lớn.
Vụ tranh chấp có từ lâu đời này đã bùng lên thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao hồi tháng qua khi Nhật bắt giữ một chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc cùng viên thuyền trưởng, sau một vụ va chạm trong vùng biển đang tranh chấp.
Viên thuyền trưởng này bị cáo buộc là cố tình dùng tàu đâm vào hai tàu tuần tra của Nhật. Ông được phóng thích hai tuần lễ sau đó, và hai nước bớt căng thẳng với nhau.
Tuy nhiên, Trung Quốc đòi Nhật phải xin lỗi và Nhật đã bác yêu sách này.
Trong các vụ biểu tình hôm thứ Bảy tại Tokyo, hàng trăm người đã mang theo các bích chương có hàng chữ “Tổ Quốc lâm nguy” và “Không dung tha bọn xăm lược Trung Quốc”.
Sau đó, nhà chức trách Bắc Kinh đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về vụ biểu tình này.
Tại Trung Quốc, các vụ biểu tình được ghi nhận diễn ra ở các thành phố Thành Đô, Tây An và Trịnh Châu, nơi hàng ngàn người đã mang theo bích chương với hàng chữ “Đả Đảo Đế Quốc Nhật” và “Bảo Vệ Đảo Điếu Ngư".
Các nhân chứng nói rằng có ít nhất một nhà hàng Nhật đã bị đập bể cửa kính.
Trước đây, nhà cầm quyền Trung Quốc đã giật dây các cuộc biểu tình đòi chủ quyền trên đảo Điếu Ngư, mà Nhật gọi là đảo Senkaku vốn không có người ở, nhưng được cho là có trữ lượng dầu khí không lồ dưới lòng biển.
Theo : BBC Tiếng Việt
Nguyễn Thị Bình kiến nghị dừng khai thác Bauxite
Theo trang boxitvn.blogspot.com, trong các ngày 15 và 16 vừa qua, nhiều cựu lãnh đạo cao cấp, nhân sĩ trí thức có uy tín của Việt Nam, đã ký tên vào bản kiến nghị đình chỉ toàn bộ dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên trong đó có cựu phó chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Bình.Bản kiến nghị thứ hai này còn nhận được sự ủng hộ của giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, giáo sư Lê Bảo Châu, thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu Chiến lược bộ Công an, giáo sư Đặng Vũ Hùng, Nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên & Môi trường, giáo sư Chu Hảo, nguyên thứ trưởng bộ Khoa học Công nghệ, v.v.
Tháng tư năm ngoái, qua trang mạng bauxite Việt Nam, hàng ngàn nhân sĩ, trí thức, doanh nhân và dân thường, ở trong và ngoài nước, đã ký tên vào bản kiến nghị gửi giới lãnh đạo Việt Nam bày tỏ mối lo lắng về dự án khai thác bauxite Việt Nam trong lĩnh vực an ninh, môi trường, xã hội, kinh tế và đề nghị ngừng dự án này. Một số cựu lãnh đạo cao cấp cũng đã ký tên vào bản kiến nghị. Riêng đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ba lần viết thư cho giới lãnh đạo Việt Nam kêu gọi thận trọng và đình chỉ dự án.
Đầu tháng 10 năm nay, trước thảm họa bùn đỏ tại Hungary, các thành viên cũ của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS và ban điều hành trang mạng bauxite Việt Nam lại lên tiếng kêu gọi người dân trong và ngoài nước ủng hộ kiến nghị dừng toàn bộ dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Theo danh sách trên boxitvn.com, tính cho đến cuối ngày hôm qua, 16/10, đã có 925 người ký tên vào bản kiến nghị thứ hai này.
Vẫn liên quan đến vấn đề khai thác bauxite, báo Financial Times, số ngày 14/10, có bài « Vì sao việc tràn bùn ở Hungary lại đang ảnh hưởng đến Việt Nam ». Theo tờ báo, năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã khống chế thành những lo ngại lan rộng chống lại dự án khai thác bauxite do Trung Quốc thực hiện. Những người chỉ trích bị bắt và nhóm chuyên gia tư vấn độc lập – tức viện Nghiên cứu Phát triển – IDS, bị đặt ra ngoài vòng phát luật.
Thế nhưng, giờ đây, các lo ngại lại nổi lên sau khi xẩy ra hiện tượng ngập lụt bùn đỏ độc hại ở Hungary. Tờ báo trích dẫn phát biểu của ông Nguyễn Đình Hòe, thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, được đăng trên báo chí trong nước. Chuyên gia này cảnh báo là nếu một thảm họa tương tự xẩy ra ở Tây Nguyên, bùn đỏ sẽ đổ xuống Đồng Nai, đe dọa cuộc sống và sức khỏe của hàng triệu người.
Theo : RFI Tiếng Việt
Bà Lưu Hiểu Ba bị quản thúc
Bà vợ của ông Lưu Hiểu Ba, nhân vật bất đồng chính kiến bị cầm tù vừa đoạt giải Nobel Hòa Bình 2010, đã cho cả thế giới biết bà đang bị quản thúc tại gia.Qua trang mạng Twitter hôm Chủ nhật, bà Lưu Hà nói rằng bà không được phép rời căn hộ của bà ở Bắc Kinh kể từ khi nhà chức trách cho bà thăm nuôi chồng trước đó trong ngày.
Bà cũng cho biết điện thoại của bà đã bị cắt.
Tổ chức Freedom Now có trụ sở ở Mỹ cho hay hôm thứ Sáu ông Lưu Hiểu Ba đã khóc khi nghe vợ báo tin ông đoạt giải Nobel Hòa Bình, và nói rằng ông dành tặng giải thưởng này cho những người đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp đẫm máu những người biểu tình cổ súy dân chủ hồi năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn.
Ông Lưu đã tham gia trong các cuộc biểu tình đó.
Tuần trước, khi được tin ông Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa Bình, chính quyền Trung Quốc gọi đây là “một sự phỉ báng đối với giải thưởng hòa bình này”.
Sau đó, chính quyền Trung Quốc bắt giữ những người đã tập trung ở Bắc Kinh, Thượng Hải, và các thành phố khác để ăn mừng giải thưởng cao quý mà ông Lưu được trao tặng.
Chính phủ Bắc Kinh xem ông Lưu là một tội phạm và tiếp tục kiểm duyệt các tin tức về giải thưởng của ông.
Theo : VOANews
Việt Nam lại bắt thành viên Việt Tân
Đảng Việt Tân ra thông cáo nói một thành viên của họ bị bắt tại Hà Nội sau màn đọc 'Bản lên tiếng vì Nghìn năm Thăng Long' hôm thứ Bảy tuần trước.Thông cáo của đảng người Việt ở hải ngoại nói người bị bắt là bà Võ Hồng, 53 tuổi, làm nghề hoạt động xã hội tại Melbourne, Australia.
Sứ quán Úc không xác nhận thông tin trên.
Bà Hồng bị bắt vào buổi tối Chủ nhật 10/10/2010 sau khi xuất hiện tại buổi đọc và phổ biến văn bản mà Việt Tân gọi là "báo động về hiểm họa Bắc thuộc" một ngày trước đó.
Hoạt động "Bản lên tiếng vì Nghìn năm Thăng Long" đã diễn ra trưa 09/10/2010 tại ngay trung tâm Hà Nội, khi thành phố có một loạt các hoạt động kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Ảnh đăng trên trang web của tổ chức này cho thấy có khoảng vài chục người người đội mũ xanh đứng lắng nghe quanh tấm băng rôn có ghi ‘Vì ngàn năm Thăng Long, chống hiểm họa Bắc triều'.
Hãng thông tấn AP nói bà Võ Hồng đã phát mũ và áo phông kêu gọi chủ quyền tại Biển Đông tại sự kiện đó.
Việt Tân có trụ sở tại Hoa Kỳ và gần đây tổ chức này xác nhận bốn thành viên của họ bị bắt tại Việt Nam trong hai tháng Bảy và Tám.
Đảng Việt Tân nói họ là tổ chức đấu tranh cho dân chủ bất bạo động nhưng nhà nước Việt Nam gọi đây là một ''tổ chức khủng bố''.
Vào hôm 24/09, khoảng 200 người Việt đã biểu tình kêu gọi Việt Nam tôn trọng tự do nhân quyền và thả tù nhân chính trị trong lúc cuộc họp giữa Mỹ và ASEAN diễn ra tại Liên Hiệp Quốc, New York.
Ông Hoàng Tứ Duy, người phát ngôn viên của đảng Việt Tân cũng có mặt trong nhóm biểu tình, được trích dẫn tuyên bố điều ông gọi là “sẽ đấu tranh bằng mọi phương pháp để đảng này xuất hiện công khai tại Việt Nam trong thời gian sắp tới”.
Theo : BBC
Khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông
VATICAN. Sáng chúa nhật 10-10-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ thánh Phêrô để khai mạc Thượng HĐGM đặc biệt về Trung Đông, kéo dài 2 tuần ở Roma với chủ đề “Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông: hiệp thông và chứng tá. ”Đông đảo những người trở thành tín hữu đều một lòng một ý với nhau” (Cv 4,32).Đồng tế với ĐTC có 177 nghị phụ, trong số này có 19 HY, 9 thượng phụ 72 TGM và 67 GM. Phần còn lại là 69 LM chuyên gia, dự thính viên, cộng tác viên. Tháp tùng sát ĐTC là 4 vị Chủ tịch thừa ủy trong đó có hai vị Chủ tịch danh dự là ĐHY Sfeir, Thượng phụ Giáo Chủ Công Giáo Maronit Liban, và ĐHY Emmanuel III Delly của Giáo Hội Công Giáo Canđê bên Irak. Hai vị Chủ tịch thừa ủy thực thụ là ĐHY Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và Đức Thượng Phụ Youssif III Younan của Giáo Hội Công Giáo Siri ở Liban. Ngoài ra, có 3 chức sắc khác của công nghị GM này. Hiện diện trong thánh lễ, ngoài 9 ngàn tín hữu Công Giáo còn có một số đại diện của các Giáo Hội Kitô Anh Em.
Đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh còn 3 ca đoàn khác, đông nhất là Ca đoàn Mẹ Giáo Hội với 85 ca viên, tiếp đến là Ca đoàn Liên Học viện Giáo Hội Đông phương ở Roma với 35 ca viên, sau cùng là ca đoàn Hy Lạp gồm 22 ca viên.
Đúng 9 giờ rưỡi, các nghị phụ bắt đầu đi rước từ cuối Đền thờ tiến lên bàn thờ chính. Phẩm phục vụ của các vị phản ánh hùng hồn đặc tính hoàn vũ và đại đồng của Giáo Hội với nhiều sắc thái khác nhau: các HY, GM thuộc nghi lễ latinh mặc áo lễ màu xanh, trong khi các Thượng Phụ và GM thuộc các nghi lễ Đông phương mang phẩm phục màu trắng, màu vàng, và các màu khác theo lễ điển của mình. Trong khi đó ca đoàn và cộng đoàn hát kinh cầu xin ơn phù trợ của các thánh.
Trong lời dẫn nhập đầu thánh lễ, ĐTC nói: ”Trong Thượng HĐGM này Chúa ban cho chúng ta một thời gian thuận tiện để cùng nhau cầu nguyện, đối chiếu bản thân chúng ta với Lời Chúa không bao giờ qua đi và suy tư về những thách đố và cơ hội mà Giáo Hội tại Trung Đông đang gặp ngày nay. Chúng ta hãy chuẩn bị cho những ngày làm việc khẩn trương này, xin Chúa ban ơn thánh vì không có ơn Chúa chúng ta không thể làm được gì. Chúa Kitô sẽ thực sự hiện diện giữa chúng ta nơi đây, dưới hình bánh và rượu được thánh hiến trên bàn thờ. Chúng ta hãy xin Ngài sai Thánh Thần Chân Lý đến soi sáng tâm trí các GM miền Trung Đông, tụ họp nhau tại Roma này, tòa của người Kế Vị Thánh Phêrô, là nguyên lý và là nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất Giáo Hội”.
Theo : RadioVaticana
Hà Nội hủy bắn pháo hoa để cứu trợ lũ lụt
Hôm nay 8/10, báo chí Việt Nam đưa tin Thành phố Hà Nội quyết định không tổ chức bắn pháo hoa tại 28 điểm trên địa bàn thành phố, chỉ duy trì địa điểm tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Số tiền tiết kiệm được sẽ được dùng để giúp đỡ nạn nhân lũ lụt miền Trung.Toàn bộ kinh phí không sử dụng vào việc bắn pháo hoa - dự kiến là vào đêm ngày 10/10, ngày cuối cùng của đợt đại lễ hội này - sẽ được dùng để hỗ trợ các tỉnh miền Trung. Riêng chi phí cho việc bắn pháo hoa "nghệ thuật" tại Mỹ Đình, theo báo chí Việt Nam cho biết, sẽ do một công ty đảm nhiệm.
Đợt bắn pháo hoa bị hủy bỏ kể trên được coi là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Được biết, Hà Nội đã chi 5 tỷ đồng cho đợt pháo hoa Tết Nguyên đán năm 2010 tại 23 điểm trong thành phố.
Quyết định ngưng bắn pháo hoa được đưa ra sau khi miền Trung Việt Nam vừa trải qua một đợt mưa lũ lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây, gây thiệt hại rất nặng nề về nhân mạng và tài sản. Trước đó, kể từ ngày 5/10, nhiều phương tiện truyền thông tại Việt Nam và trên thế giới đã đăng tải các ý kiến chỉ trích Ban tổ chức Đại lễ Nghìn năm Thăng Long của Việt Nam vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động lễ hội tưng bừng, tốn kém, như không hay biết gì trước nỗi đau khổ của cư dân các tỉnh miền Trung, chìm trong mưa lũ kể từ ngày 1/10.
Về quyết định của Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam của Hà Nội vừa đưa ra hôm nay ngừng bắn pháo hoa tại tất cả các điểm do ngân sách công đài thọ, RFI phỏng vấn nhà văn Trần Nhương, từ Hà Nội. Nhà văn Trần Nhương là người đã có kiến nghị được đăng tải trên các báo trong và ngoài nước, đề nghị ngưng bắn pháo hoa tại 19/29 điểm để dành tiền giúp miền Trung. Sau đây là suy nghĩ của ông Trần Nhương.
Theo : RFI
Nhật được Việt Nam 'thông cảm'
Thủ tướng Naoto Kan nói sau cuộc tiếp xúc với ông Nguyễn Tấn Dũng rằng Việt Nam "thông cảm" về cách thức xử lý của Nhật trong vụ căng thẳng với Trung Quốc.Hai vị lãnh đạo đã có tiếp xúc bên lề hội nghị Á-Âu (Asem) tại Brussels, Bỉ.
Hãng thông tấn Nhật Kyodo nói ông Kan tuyên bố đã giành được thông cảm của không những ông thủ tướng Việt Nam, mà cả của lãnh đạo Hàn Quốc và Australia quanh vụ bất đồng Trung-Nhật sau khi tàu cá Trung Quốc đâm vào tàu tuần tra của Nhật hồi đầu tháng Chín.
Quan hệ giữa hai nước sau đó đã xấu đi nghiêm trọng cho tới khi Nhật Bản trả tự do cho thuyền trưởng tàu Trung Quốc.
Kyodo dẫn lời thủ tướng Nhật Bản nói tại Brussels: "Quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc vô cùng quan trọng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, bởi vậy chúng tôi đã xử lý vấn đề một cách bình tĩnh trên phương diện rộng."
Tuy nhiên, quan chức Nhật khước từ không cho biết chi tiết cuộc gặp giữa hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Naoto Kan.
Báo chí Việt Nam khi đề cập tới cuộc gặp giữa hai ông chỉ viết rằng "hai bên đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp và sâu rộng" của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản và cam kết tiếp tục hợp tác.
Trước đó, khi xung đột Nhật-Trung lên cao trào, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Việt Nam mong muốn hai nước này nhanh chóng giải quyết bất đồng một cách hòa bình.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Nam Hàn Lee Myung Bak, ông Kan và lãnh đạo Hàn Quốc thỏa thuận sẽ tiếp tục cùng Hoa Kỳ hợp tác để giải quyết vấn đề liên quan Bắc Triều Tiên.
Hai ông nói sẽ cùng theo dõi các diễn tiến tại Bắc Hàn, nơi con trai thứ ba của lãnh tụ Kim Jong-il vừa gia nhập hàng ngũ lãnh đạo với quân hàm tướng bốn sao.
Hai ông Kan và Lee cũng cho rằng tái khởi động đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của Bắc Hàn cần nhắm tới giải quyết vấn đề và Bình Nhưỡng cần cho thấy hành động cụ thể.
Asem bắt đầu họp hàng năm từ 1996, hiện có 43 nước thành viên gồm 27 nước thuộc Liên minh châu Âu, 10 nước Asean, cộng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mongolia, Pakistan và Nam Hàn.
Hội nghị năm nay sẽ tiếp nhận thêm Australia, New Zealand và Nga.
Theo : BBC
Trung Quốc cảnh cáo Ủy ban Nobel
Trung Quốc cảnh cáo ủy ban giải thưởng Nobel Hòa bình đừng trao giải cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba.Bộ Ngoại giao nói việc trao giải cho ông sẽ đi ngược lại nguyên tắc của giải Nobel.
Ông Lưu đang thụ án tù vì kêu gọi dân chủ và đòi hỏi nhân quyền ở Trung Quốc.
Người phát ngôn ở Bắc Kinh nói với các phóng viên rằng ông Lưu Hiểu Ba ở tù vì ông vi phạm luật, và rằng trao giải Nobel Hòa bình sẽ gửi ra thông điệp sai trái.
Bà nói nó sẽ đi ngược lại mục tiêu của người sáng lập giải là thúc đẩy hòa bình giữa các dân tộc.
Ông Lưu đang chịu án 11 năm tù vì soạn thảo Hiến chương 08 kêu gọi dân chủ đa đảng và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc.
Hơn 100 học giả, luật sư và nhà vận động người Trung Quốc đã kêu gọi Ủy ban vinh danh ông trong năm nay. Cựu tổng thống Czech Vaclav Havel cũng ủng hộ.
Hôm thứ Hai, lãnh đạo Viện Nobel Na Uy, Geir Lunderstad, nói một quan chức Trung Quốc cảnh cáo ông rằng trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba sẽ làm xấu quan hệ giữa Bắc Kinh và Oslo.
Trung Quốc và Na Uy đang có đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương, mà một số người cho rằng có thể làm khung cho một thỏa thuận tương tự giữa Trung Quốc và Liên hiệp châu Âu.
Na Uy cũng muốn xuất khẩu công nghệ khai thác dầu ngoài biển cho Trung Quốc.
Năm 1989, Trung Quốc đã giận dữ khi giải Nobel Hòa bình thuộc về Đức Dalai Lama, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, và đó cũng là năm xảy ra thảm sát Thiên An Môn.
Năm ngoái, chính phủ tìm cách gây sức ép với ủy ban khi một nhà phản kháng, Hồ Giai, được đề cử.
Theo : BBC
Nhật: Biểu tình phản đối chính phủ nhượng bộ TQ
Những người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản biểu tình tại trung tâm Tokyo để bày tỏ sự bất bình đối với chính phủ và cảnh báo mối nguy hiểm ngày càng tăng của Trung Quốc.Những người biểu tình chỉ trích chính phủ của Thủ tướng Naoto Kan vào hôm thứ Bảy vì đã trả tự do cho thuyền trưởng một tàu đánh cá Trung Quốc trong vụ tranh chấp về một chuỗi đảo trong biển Đông Trung Quốc hai bên đều cho mình có chủ quyền.
Nhật Bản bắt giữ viên thuyền trưởng sau khi tàu của ông này đụng vào hai tàu tuần duyên Nhật Bản. Tuy nhiên những người biểu tình cho rằng việc ông này mới đây được trả tự do chứng tỏ Nhật Bản nhượng bộ những đòi hỏi của Trung Quốc.
Những người tổ chức nói có gần 3.000 người tham gia cuộc biểu tình tuy nhiên cảnh sát không xác nhận con số này.
Chủ quyền trên các đảo là một vấn đề nhạy cảm, một phần bởi vì cả hai nước đều tin rằng tại các đảo này có trữ lượng dầu và khí đốt dồi dào và việc bắt giữ này khiến cho mối liên hệ giữa hai quốc gia xuống ở mức thấp.
Bộ trưởng Nội các Nhật Bản nói với Thông tấn xã Reuter vào hôm thứ Bảy là cả hai quốc gia cần phải làm thêm nữa để xây dựng lại và củng cố mối quan hệ giữa hai bên.
Bộ trưởng Yoshito Sengoku nói mối liên hệ tốt đẹp thiết yếu cho việc tăng trưởng kinh tế của châu Á và cảnh báo hai quốc gia cần nhiều hơn là chỉ những cái bắt tay ở cấp cao để xây dựng lòng tin.
Theo : VOANews
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Blogger Template by Clairvo Yance
Copyright © 2012 AmenExpress and Blogger Templates.